Những tranh chấp khi mua bán nhà đất và hướng giải quyết đơn giản

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền, một tài sản có giá trị tại thời điểm thực hiện giao dịch trên hợp đồng nhằm đảm bảo sự giao

Tranh chấp đất đai nhà ở

Thông thường, nếu có tranh chấp xảy ra trong quá trình giao dịch nhà đất, các chủ thể trong hợp đồng có thể lựa chọn cách tự thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa để phân xử. Trường hợp khởi kiện ra tòa nhưng vẫn không giải quyết được, tòa sẽ đưa ra bản án để phân xử căn cứ trên hồ sơ tài liệu, trình bày của các bên liên quan.

– Bên bán nhà bất ngờ qua đời

Bên bán nhà bất ngờ qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán.

+ Khoản 1 điều 637 Bộ Luật dân sự có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã chết để lại: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

+ Trường hợp bên bán nhà đột ngột qua đời trong khi giao dịch chưa hoàn tất, bên mua nhà có quyền yêu cầu người hưởng thừa kế (có thể theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật thừa kế) tiếp tục thực hiện hợp đồng bán nhà đã được thỏa thuận trước đó.

+ Trường hợp người được hưởng thừa kế hợp pháp từ chối thực hiện hợp đồng bán nhà thì bên mua nhà có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phạt cọc do vi phạm hợp đồng.

Lưu ý thời gian khởi kiện

Thời gian có hiệu lực khởi kiện là 2 năm bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách bị xâm phạm.

– Bên bán nhà tăng giá bán

+ Bên bán nhà tăng giá bán so với mức đã thỏa thuận trước đó, bên mua nhà cần lưu ý:

* Cần hiểu một số nội dung liên quan đến hoạt động giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất.

* Chú ý những điều kiện về việc mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển nhượng nhà ở có thuộc tài sản chung hoặc hộ gia đình hay không.

* Hợp đồng mua bán nhà có công chứng hay chỉ mới ký kết và lăn dấu vân tay.

+ Quy định tại Luật đất đai 2013, luật công chứng 2014 và Luật nhà ở 2014 tất cả hoạt động giao dịch nhà ở, đất đai đều phải được kí hợp đồng công chứng. Chính vì vậy trường hợp mức giá nhà cao hơn thỏa thuận, bên mua nhà cần giải quyết như sau:

* Nếu chưa có hợp đồng công chứng: bên mua nhà và bên bán nhà nên trao đổi và ký kết hợp đồng thỏa thuận “nội dung mua bán chuyển nhượng”.

* Trường hợp hợp đồng đặt cọc: căn cứ vào các quy định pháp luật về đặt cọc để thỏa thuận về đền bù trong trường hợp hợp đồng không thể hoàn thành.

+ Điều 358 quy định về việc Đặt cọc mua nhà

* Đặt cọc là việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền, một tài sản có giá trị tại thời điểm thực hiện giao dịch trên hợp đồng nhằm đảm bảo sự giao kết và giá trị hợp đồng dân sự.

* Phương thức đặt cọc vẫn phải được thành lập văn bản, công chứng.

+ Khi hợp đồng dân sự được thành lập và thực hiện thì

* Khoản tiền, tài sản đặt cọc phải được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc được thanh toán bằng hình thức trừ vào giá trị giao dịch;

* Nếu bên đặt cọc từ chối, chấm dứt việc giao kết, tiến hành hợp đồng dân sự thì khoản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;

* Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc khoản đặt cọc, cùng với một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp phát sinh thoả thuận mới.

– Nếu như yêu cầu của đối phương vi phạm thì bạn sẽ yêu cầu trả lại tiền đặt cọc, đồng thời phải đưa thêm một khoản tiền để đáp ứng yêu cầu bồi thường.

– Ngoài ra, khi mua nhà cần phải lưu ý về tài sản chung. Về quy định, các giao dịch, chuyển nhượng tài sản sở hữu chung cần có sự chấp nhận của những người liên quan, nếu không có đầy đủ ý kiến đồng thuận thì hợp đồng mua nhà hoặc hợp đồng cho thuê nhà đó xem như vô hiệu.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *